English EN Vietnamese VI
English EN Vietnamese VI

Hội nghị trực tuyến Nâng cao chất lượng công tác quản lý và phát huy giá trị di tích

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on skype
Skype

Sáng 11/6, Thứ trưởng Bộ VHTTDL- Đặng Thị Bích Liên đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Nâng cao chất lượng công tác quản lý và phát huy giá trị di tích tại 03 điểm cầu TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.
Dự Hội nghị có đại diện các đơn vị thuộc Bộ, các nhà khoa học, đại diện Lãnh đạo Phòng Quản lý di sản, Ban quản lý di tích, Bảo tàng tỉnh, đại diện Lãnh đạo Ban/Trung tâm quản lý di sản thế giới và Lãnh đạo Sở VHTTDL 63 tỉnh, thành phố…

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên cho biết: Trong những năm qua, hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm. Hàng nghìn lươt di tích đã được bảo vệ và tu bổ, phục hồi trở thành những tài sản văn hóa có giá trị, có sức hấp dẫn khách tham quan ở trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tâm linh, tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho ngân sách Nhà nước, góp phần nâng cao đời sống nhân dân địa phương, phục vụ có hiệu quả quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nổi bật như Khu di tích cố đô Huế, hàng năm số tiền thu được từ bán vé tham quan đã lên tới con số 100 tỷ đồng; Vịnh Hạ Long là 196 tỷ đồng…

dtbl

Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên phát biểu tại Hội nghị

Với chủ đề “Nâng cao chất lượng công tác quản lý và phát huy giá trị di tích”, Thứ trưởng đề nghị các đại biểu dự Hội nghị tích cực thảo luận ý kiến để đề xuất phương hướng kiện toàn bộ máy quản lý di tích ở địa phương và giải pháp nâng cao ý thức thực hiện nếp sống văn minh của người tham gia lễ hội.
Theo Báo cáo, hoạt động quản lý và phát huy giá trị di tích trong những năm gần đây đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan được từng bước hoàn thiện, Sau khi Luật Di sản văn hóa có hiệu lực năm 2001, đến nay đã có 02 Nghị định của Chính phủ và 02 Thông tư của Bộ VHTTDL được ban hành gồm: Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 quy định thẩm quyền trình tự, thủ tuc lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cản16px h; Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh; Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2011 quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

gs ltt

Giáo sư Lưu Trần Tiêu phát biểu tại Hội nghị

Liên tục trong các năm 2009 và 2010, Bộ VHTTDL đã ban hành Chỉ thị số 73/CT-BVHTTDLngày 19/5/2009 về việc tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; Chỉ thị số 16/CT-BVHTTDL ngày 03/02/2010 về viêc tăng cường công tác chỉ đạo quản lý hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tại di tích, nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương trong việc ngăn chặn và xử lý vi phạm trong những hoạt động này.
Hệ thống văn bản nêu trên đã cụ thể hóa thêm một bước những vấn đề còn vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát triển các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở từng lĩnh vực cụ thể, góp phần phục vụ có hiệu quả quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Bên cạnh đó, các hoạt động phát triển sự nghiệp được đẩy mạnh, theo báo cáo, đến thời điểm hiện nay, trên tổng số khoảng 4 vạn di tích được kiểm kê đã có 07 di sản vật thể được UNESCO vinh danh; 34 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; 3168 di tích được xếp hạng di tích quốc gia; 7484 di tích cấp tỉnh, thành phố.
Để quản lý và bảo vệ tốt hệ thống di tích trên toàn quốc, từ năm 2010 đến nay, ngành văn hóa, thể thao, du lịch 63 tỉnh, thành đã đẩy mạnh triển khai công tác lập quy hoạch hệ thống di tích, tiến hành tổng kiểm kê toàn bộ di tích hiện có để có số liệu đầy đủ về di tích trên địa phương mình. Trong tổng số 34 di tích quốc gia đặc biệt, 20 di tích đã có quy hoạch tổng thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, 05 di tích đang xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch.
Các hoạt động quy hoạch khảo cổ và cắm mốc biên giới bảo vệ di tích đã và đang được UBND cấp tỉnh triển khai nhằm góp phần ngăn chặn việc xâm hại di tích.
Đối với hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, ngân sách nhà nước đã đầu tư cho mục tiêu chống xuống cấp và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa cho 1218 di tích quốc gia,462 lượt di tích lịch sử cách mạng…

ct

Đ/c Nguyễn Thế Hùng- Cục trưởng Cục Di sản báo cáo tại Hội nghị

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhưng hạn chế như: việc chấp hành pháp luật về di sản văn hóa ở một số địa phương còn chưa nghiêm dẫn đến một số vụ việc vi phạm như trường hợp ở chùa Trăm Gian và đình Ngu Nhuế… Mô hình quản lý di tích cũng còn nhiều bất cập; trong đó, việc quản lý nguồn thu, tiền công đức cũng như giải quyết vấn đề giữa bảo tồn di tích với xây dựng công trình mới đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã cùng thảo luận và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên là do nhận thức của các cấp chính quyền, nhân dân và người trụ trì một số nơi chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của di tích và những yêu cầu về khoa học trong tu bổ di tich dẫn đến việc ứng xử đối với di sản tùy tiện. Việc kiểm tra, đôn đốc, bám sát địa bàn của các cấp chính quyền cũng như đội ngũ cán bộ của ngành văn hóa còn thiếu và chưa thực sự có trình độ… “Người làm về di sản văn hóa mà không có kiến thức, không có tình yêu với di sản thì sẽ chẳng thể bảo vệ được di sản văn hóa một cách tử tế. Vì vậy, công tác tuyên truyền giáo dục về bảo vệ và phát huy giá trị di sản phải được đặt lên hàng đầu, bởi di sản văn hóa chính là bản sắc của cả một dân tộc”- GS.TS Trần Lâm Biền chia sẻ tại Hội nghị.

gsts t.l.b

GS-TS Trần Lâm Biền phát biểu tại Hội nghị

Sau khi lắng nghe ý kiến của đại biểu 03 điểm cầu TP.Hà Nội, TP. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đánh giá cao những giải pháp mà các đại biểu đã đưa ra tại Hội nghị. Thứ trưởng đề nghị Cục Di sản văn hóa phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ VHTTDL tiếp tục rà soát và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý di tích để kịp thời điều chỉnh, bổ sung trong những năm tiếp theo. Kiện toàn tổ chức bộ máy về quản lý di tích ở các cấp để thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ. Đẩy mạnh phân cấp để nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc quản lý di tích.

Thứ trưởng đặc biệt nhấn mạnh, trong năm 2013, cần thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành, đặc biệt là ngành Giáo dục trong các hoạt động Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tập trung vào nội dung chăm sóc các di tích lịch sử-văn hóa, cách mạng kháng chiến ở địa phương. Thứ trưởng lưu ý Sở VHTTDL các tỉnh, thành tổ chứcNgày Di sản văn hóa Việt Nam – Ngày về nguồn 23/11 hằng năm với nhiều hoạt động thiết thực về bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và quản lý di tích nói riêng. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về giá trị di sản văn hóa, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng.

Nguồn: BVHTTDL