English EN Vietnamese VI
English EN Vietnamese VI

Trà Vinh tham gia quảng bá du lịch với các tỉnh Tây Bắc tại Lào Cai

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on skype
Skype

Chiều ngày 21/9, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ tổ chức Hội nghị Xúc tiến, quảng bá du lịch đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh Tây Bắc tại tỉnh Lào Cai. Đây là cơ hội tốt để giới thiệu hình ảnh, thông tin, tiềm năng du lịch của vùng đất Tây Nam Bộ nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng đến với các doanh nghiệp các tỉnh vùng cao Tây Bắc.

Tại Hội nghị, đồng chí Dương Hoàng Sum đã giới thiệu đặc trưng, thế mạnh và tiềm năng du lịch của Trà Vinh, đặc biệt là 6 loại hình du lịch đang chú trọng khai thác đó là: Du lịch văn hoá, du lịch biển, du lịch sinh thái sông nước miệt vườn, du lịch cộng đồng và du lịch nông nghiệp. Với địa thế nằm giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu, Trà Vinh được phù sa bồi đắp tạo nên nhưng vùng đất màu mỡ, miệt vườn sông nước trù phú và những nét đặc sắc về văn hoá của cộng đồng các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa là những điểm sáng trong du lịch mà du khách có thể tham quan, trải nghiệm.

Qua đó nhận được phản hồi tích cực từ các đại biểu, nhất là ấn tượng về hai điểm du lịch cộng đồng của Trà Vinh: Cồn Chim và Cồn Hô. Một số doanh nghiệp các tỉnh Tây Bắc đã đến kết nối với Trà Vinh sau hội nghị, dự kiến sẽ đưa khách về tỉnh trong thời gian gần nhất vào dịp lễ hội Ok Om Bok sắp tới.

Thêm vào đó, Trà Vinh tham gia “Không gian triển lãm hình ảnh, thông tin du lịch Đồng bằng sông Cửu Long” góp phần giới thiệu hình ảnh, thông tin, tour tuyến, điểm đến, sản phẩm, dịch vụ, đặc sản của Trà Vinh đến với các đại biểu tham dự hội nghị.

Nhân dịp này, các tỉnh, thành phố và các đơn vị, doanh nghiệp 2 khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Tây Bắc đã ký kết hợp tác, liên kết phát triển du lịch.

Sau hội nghị, các đại biểu ĐBSCL tham gia Chương trình khảo sát điểm đến tại tỉnh Lào Cai nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm du lịch cũng như kết nối phát triển du lịch liên vùng.

Tây Bắc núi rừng hùng vĩ, Tây Nam sông nước hữu tình, đó là sự bổ trợ lẫn nhau góp phần đưa hoạt động du lịch vùng Tây Bắc và đồng bằng sông Cửu Long kết nối chặt chẽ, hy vọng trong tương lai, khách du lịch hai vùng sẽ tìm đến nhau để trải nghiệm sự khác biệt; phát huy hết những tiềm năng, lợi thế, để du lịch của hai vùng ngày càng phát triển nhanh và bền vững.