English EN Vietnamese VI
English EN Vietnamese VI

Trà Vinh: Triển khai Đề án bảo tồn và phát huy làng nghề giai đoạn 2014-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on skype
Skype

Ngày 20/01/2015, Sở Công thương tỉnh Trà Vinh có Công văn số 42/STC-QLCN đề nghị các Sở, ban ngành, địa phương căn cứ vào nhiệm vụ được giao của Đề án bảo tồn và phát huy làng nghề giai đoạn 2014-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2009/QĐ-UBND ngày 25/11/2014.

banhtettracuon



Làng nghề bánh Tét Trà Cuôn

          Theo đề án được duyệt, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hiện nay có 12 làng nghề, trong đó có 10 làng nghề được công nhận và 02 làng nghề đang hoàn thành hồ sơ để công nhận gồm: Làng nghề tiểu công nghiệp xã Đức Mỹ, huyện Càng Long; làng nghề tiểu công nghiệp xã Đại An, làng nghề dệt chiếu xã Hàm Tân và làng nghề tiểu công nghiệp xã Hàm Giang, huyện Trà Cú; làng nghề tiểu công nghiệp xã Hưng Mỹ, làng nghề đan lát – thủ công mỹ nghệ xã Lương Hòa và làng nghề sản xuất rượu Xuân Thạnh, xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành; làng nghề sơ chế biến thủy sản Xóm Đáy, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải; làng nghề khai thác, sơ chế, chế biến thủy hải sản thị trấn Mỹ Long và làng nghề bánh tét Trà Cuôn xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang; làng nghề hoa kiểng Long Bình, phường 4 và làng nghề hoa kiểng ấp Vĩnh Yên, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh.

longbinh

Làng nghề Hoa kiểng Long Binh

          Sản phẩm tiêu thụ của làng nghề khá đa dạng bao gồm các sản phẩm như: Chiếu lác, gỗ mỹ nghệ, mộc dân dụng, bánh tét, rượu Xuân Thạnh, tôm khô, cá khô, bột cá, lá chầm, bàn ghế tre, giường tre, salon tre, các sản phẩm tiểu thủ công mỹ nghệ, hoa, kiểng các loại…Hiện nay các sản phẩm của làng nghề phần lớn chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, giá thấp.

          Trước thực trạng đó, Đề án đã giao nhiệm vụ cho các Sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch triển khai bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2014 – 2015 và định hướng đến năm 2020 với tổng kinh phí 450 tỉ đồng từ các nguồn vốn ngân sách địa phương,  chương trình mục tiêu, vốn vay, vốn tự có của doanh nghiệp để quy hoạch vùng nguyên liệu, đầu tư cơ sở hạ tầng, sản xuất kinh doanh, hỗ trợ áp dụng khao học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại…

          Ngành du lịch Trà Vinh được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch lồng ghép hỗ trợ quảng bá xúc tiến thương hiệu, sản phẩm làng nghề đến với các thị trường du lịch trọng điểm trong và ngoài nước; lập đề án xây dựng làng nghề văn hóa – du lịch đối với các làng nghề tiêu biểu; hình thành các tour du lịch tham quan làng nghề.