English EN Vietnamese VI
English EN Vietnamese VI

Sự tích Lễ Hội Ok Om Bok.

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on skype
Skype

Lễ hội Ok-Om-Bok của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh là một trong những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, là lễ hội được chờ đợi nhất trong năm, thu hút hàng chục ngàn lượt khách về tham dự mỗi năm.

Người Khmer Nam bộ trước khi đến với Phật giáo Tiểu thừa và trở thành đạo giáo chính thống đã từng có một thời kỳ rất dài chịu ảnh hưởng của Bà la môn giáo. Do đó, người Khmer cũng như các tộc người khác  với tín ngưỡng đa thần gắn liền với những câu chuyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết lỳ kỳ hấp dẫn, trong đó tiêu biểu là sự tích Lễ hội Ok Om BoK.

Lúc chưa đắc đạo, ở một kiếp nọ, đức Phật đầu thai thành còn thỏ. Vì muốn sớm cho đức Phật đắc đạo để giác ngộ và giải thoát chúng sinh, Ngọc Hoàng bèn hóa thân thành kẻ ăn mày đói khát xuống trần gian. Thuở ấy, dưới trần gian trong các loài vật sống trong rừng có khỉ, thỏ, rái và chó rừng sống thần thiết và hòa thuận.

IMG 12781

Ảnh. Chùa Âng: Nơi diễn ra các nghi thức tái hiện lễ hội Ok Om Bok

Một hôm ông lão ăn mày, đói rách thều thào van xin “Tôi đói lắm, làm phúc cho tôi miếng ăn” các muôn thú thấy vậy đều làm ngơ hoặc lảng tránh, không con nào chịu giúp cho lão một miếng ăn. May sao lão gặp được khỉ đang đi hái trái rừng về, bèn chọn những chùm trái chín mọng biếu cho ông lão. Lão ăn mày nhận quà, cảm ơn khỉ rồi tiếp tục chống gậy bước đi. Một đổi lâu, lão gặp chó rừng. Chó rừng nghe lão thều thào xin ăn liền cho ông miếng thịt vừa kiếm được. Lão ăn mày nhận lấy miếng thịt, cảm ơn rồi tiếp tục đi.

IMG 1691

Ảnh. Di tích danh thắng Ao Bà Om: Nơi diễn ra đêm lễ hội Ok Om Bok

Qua chặng đường dài, lão ăn mày gặp thỏ đang ngồi ngắm trăng vừa mọc. Lão ăn mày nói giọng run run: Thỏ ơi! Già đói quá, sắp chết mất thôi! Có cái gì ăn được thỏ làm phúc cứu lão với. Thỏ thấy không thể làm ngơ trước cảnh một người già đang bị cơn đói hành hạ nhưng từ trước đến giờ thỏ có bao giờ dự trữ thức ăn trong hang đâu? Một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu thỏ, thỏ nói: “Xin cụ ngồi tạm chờ một lát, tôi biếu thức ăn ngon cho lão. Xin ông hãy dùng thịt của tôi đây” rồi nhảy thẳng ngay vào đóng lửa đang cháy ngùn ngụt. Khi thỏ nhảy vào thì lửa tắt, Ngọc Hoàng thấy vậy bèn vắt lấy nước từ bảy ngọn núi vẽ lên mặt trăng hình con thỏ rồi biến mất. Từ đó, mỗi khi trăng sáng, đứng ở trần gian nhìn lên người ta thấy hình con thỏ đang ngồi giữa mặt trăng.

Đồng bào Khmer thường đến ngày 15 trăng tròn tháng Khe Kđắc hay làm cốm dẹp bằng nếp tươi; một món ăn theo quan niệm của người Khmer thỏ thích nhất để cúng vật đã biết quên mình vì người khác. Lễ này gọi là lễ Ok Om Bok có nghĩa là lễ đút cốm dẹp hay còn gọi là lễ cúng Trăng (Thơ-vay Pờ-rặc Chanh).

IMG 12711

Ảnh. Hội chợ triển lãm Xúc tiến Thương mại – Du lịch – Nông nghiệp gắn với Lễ hội Ok Om Bok

Lễ hội Ok Om Bok năm nay diễn ra từ ngày 29/10 – 04/11/2017, đêm Lễ hội vào lúc 20 giờ ngày 03/11/2017 tại khu di tích danh thắng cấp quốc gia Ao Bà Om.

Bài viết, ảnh: VTT

Tài liệu tham khảo:

-Huỳnh Ngọc Trảng (2020),Truyện dân gian Khmer, tập 1, NXB TH Đồng Nai.

– Trần Văn Triệu (2011), Tích xưa về người Khmer Sóc Trăng, NXB Phương Đông.