English EN Vietnamese VI
English EN Vietnamese VI

6 tháng đầu năm 2013 ĐBSCL đón 11,8 triệu lượt khách đến tham quan du lịch

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on skype
Skype

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hay còn gọi là Miền tây với diện tích gần 40.000 km2, dân số hơn 17,4 triệu người chiếm 21% dân số cả nước. ĐBSCL nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như Châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này hết sức quan trọng trong giao thương quốc tế và phát triển du lịch.

2013-hinh1-6tahngdaunam
Với 2 khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Kiên Giang và Cà Mau, nơi đây sẽ là điểm đến mới đối với du khách quốc tế. Địa hình của vùng rất đặc trưng với đồng bằng, biển, đảo, đồi núi, hang động, rừng nguyên sinh, sông rạch chằng chịt; văn hóa tín ngưỡng, lăng tẩm, chùa chiền…hội đủ các yếu tố cho phát triển ngành du lịch.
So với các điểm du lịch trong cả nước, ĐBSCL thuận lợi về giao thông cả trong nước và quốc tế. Về đường bộ, ĐBSCL giáp với Tp. HCM với khoảng cách giữa hai trung tâm chưa đến 200 km. Hệ thống sông ngòi, biển cả đan xen giữa các tỉnh sẽ là một trục giao thông hữu ích bằng đường thuỷ cho phát triển du lịch và vận tải hàng hoá. Đường hàng không với hệ thống 4 sân bay, trong đó 2 cảng hàng không quốc tế Tp.Cần Thơ và Phú Quốc – Kiên Giang sẽ tạo điều kiện cho du khách đến trực tiếp với vùng đất du lịch này.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật, ĐBSCL đã được đầu tư cho du lịch khá tốt, các khách sạn cao cấp từ 3 đến 4 sao đã được xây dựng và đưa vào khai thác ở một số địa phương và các điểm du lịch lớn trong vùng. Đảo Phú Quốc đang được Chính phủ quy hoạch đầu tư để trở thành trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao mang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, sự cần cù chất phác, lòng mến khách của người dân miền sông nước Nam bộ cũng là đặc điểm thu hút du khách gần xa đến với vùng đất này.

2013-hinh2-6tahngdaunam
Với những tiềm năng phong phú và đa dạng đó, các địa phương trong vùng đã không ngừng nỗ lực tập trung khai thác lợi thế sẳn có để phục vụ phát triển Du lịch. Nhờ đó những năm qua lượng khách đến với ĐBSCL đã không ngừng tăng lên, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập xã hội, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế xã hội của địa phương.
Kết quả 6 tháng đầu năm 2013, ĐBSCL đã đón 11.841.081 lượt khách đến tham quan du lịch tăng 8,6 % so với cùng kỳ. Trong đó, có 840.768 lượt khách quốc tế, tăng 2,3 % so với cùng kỳ. Đạt doanh thu 2.460,3 tỷ đồng, tăng 11,6 % so với cùng kỳ năm 2012. Trong số các địa phương trong vùng, các tỉnh Trà Vinh, Hậu Giang và Bạc Liêu là các địa phương tiêu biểu có tỷ lệ tăng về lượt khách và Doanh thu tương đối cao. Địa phương thu hút khách đến tham quan du lịch nhiều nhất là An Giang với hơn 4,5 triệu lượt khách chủ yếu là khách tham quan lễ hội. Địa phương thu hút khách quốc tế nhiều nhất là Tiền Giang với 294.929 lượt và địa phương có doanh thu du lịch cao nhất là Kiên Giang với 565 tỷ đồng.
Đạt được kết quả trên là nổ lực rất lớn của ngành Du lịch các địa phương, đặc biệt là vai trò đầu mối kết nối của Hiệp hội Du lịch ĐBSCL. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL đã vận động, tập hợp các doanh nghiệp du lịch trong vùng liên kết hợp tác để cùng nhau phát triển. Trong đó, có vai trò điều phối Chương trình hợp tác phát triển du lịch các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL. Qua đó, tác động các địa phương tăng cường công tác xúc tiến quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng sản phẩm du lịch, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật…góp phần vào sự phát triển chung của cả khu vực.
Tuy nhiên, du lịch khu vực ĐBSCL nói chung vẫn còn nhiều hạn chế. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, trùng lắp, chất lượng dịch vụ chưa cao, đội ngũ làm du lịch chuyên nghiệp còn thiếu…Từ nay đến cuối năm, để giữ được mức tăng trưởng, các địa phương cần có kế họach cụ thể như tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức chương trình khảo sát điểm đến, các roadshow tại các thị trường trọng điểm và tiềm năng để thu hút khách… Củng cố cơ sở vật chất, chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để hưởng ứng các sự kiện tại địa phương và khu vực; tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của từng địa phương; củng cố lại hoạt động của các khu, điểm du lịch để phục vụ du khách ngày càng tốt hơn.
Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình hợp tác phát triển du lịch các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm khu vực ĐBSCL năm 2013 do Cà Mau làm Cụm trưởng. Tiến hành ký kết chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch Cụm phía Đông giữa các địa phương Tiền Giang – Bến Tre – Vĩnh Long – Trà Vinh.
Bên cạnh đó, các đơn vị kinh doanh du lịch cũng cần thực hiện nhiều chính sách như khuyến mại, giảm giá đối với các đối tượng du khách nhân các ngày lễ lớn, đặc biệt là tích cực hưởng ứng Chương trình kích cầu du lịch năm 2013 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động.
Nguồn: mdta.com.vn